image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ CHỦ THỂ SẢN XUẤT
Lượt xem: 568

1. Chương trình OCOP là gì?

Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018. Theo đó, Việt Nam là quốc gia thứ 42 trong số 43 quốc gia trên thế giới triển khai OVOP (One Village One Product) tính từ khi nó được khởi xướng ở Nhật Bản vào năm 1979.

- Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực (khả năng của từng chủ thể sản xuất gắn với ưu thế của địa phương) và gia tăng giá trị (giá trị sản phẩm cao hơn)

- Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương.

- Mục tiêu tổng quát của Chương trình OCOP là đầu tư nâng cấp các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

- Sau mỗi năm sẽ có nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và đưa vào thị trường. Có phải chăng sẽ là một thiệt thòi nếu sản phẩm của doanh nghiệp ở địa phương không tham gia chương trình OCOP?

2. Hiệu quả thiết thực khi tham gia

Việc thực hiện chương trình OCOP đang mở ra hướng phát triển với các sản phẩm có lợi thế, đặc trưng ở địa phương. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến ít thương hiệu sản phẩm của địa phương thì giờ đây, thông qua chương trình OCOP, nhiều nông sản ở các vùng miền, địa phương trong tỉnh đã được nhiều người biết đến, ưa chuộng và tin dùng nhờ những hoạt động hội chợ, kết nối giao thương cho sản phẩm OCOP. Và hứa hẹn trong tương lai sẽ có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho những sản phẩm OCOP được diễn ra trên khắp cả nước.

Các ngành và địa phương đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp các cơ sở, doanh nghiệp được hưởng lợi cao nhất khi tham gia chương trình OCOP, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP. Sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP sẽ được hỗ trợ đánh giá, phân hạng sản phẩm. Kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm ngày một vươn xa hơn trên thị trường. Những sản phẩm đạt OCOP sẽ được tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm, tổ chức xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ trong nước và ngoài nước, qua đó tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm không chỉ ở địa phương mà còn được phân phối ở các chuỗi siêu thị trong nước; hỗ trợ trưng bày tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch của tỉnh phục vụ nhu cầu mau hàng của du khách; thiết lập và thúc đẩy hệ thống phân phối tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó các ngành và địa phương sẽ định hướng cho các cơ sở, doanh nghiệp liên kết, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng liên vùng, liên địa phương tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của các thị trường tiềm năng, tránh tình trạng khi sản phẩm đã thu hút được người tiêu dùng lại không đủ sản lượng đáp ứng sức mua, tạo kẽ hở xuất hiện hàng giả, hàng nhái gây hại cho thương hiệu. Ngoài ra còn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho các chương trình kết nối với các địa phương khác để hình thành hệ thống cung ứng và phân phối hàng hóa.

Tất cả các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP sẽ được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử http://postmart.vn của Bưu điện Việt Nam. Đây là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, hộ kinh doanh có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh có thể quảng bá, bán hàng qua sàn Postmart.

Chủ thể tham gia chương trình OCOP sẽ được hướng dẫn về chương trình OCOP; giúp đỡ về quy trình, thủ tục và hồ sơ đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo tiêu chí đánh giá, xếp hạng của Quyết định số 1048/QĐ-TTg, tiến tới xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

3. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

Gồm sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 06 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

4. Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP sẽ được đánh giá và phân hạng

Việc đánh giá sản phẩm sẽ căn cứ vào Bộ Tiêu chí của sản phẩm và hồ sơ minh chứng kèm theo

Bộ Tiêu chí OCOP sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ. Hiện tại theo Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tiêu chí chia 3 phần như sau:

- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.

- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.

- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

(Tiêu chí từng nhóm, phân nhóm sản phẩm tại Phụ lục III Quyết định Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ )

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:

- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.

- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.

- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.

- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

5. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

- Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.

- Sản phẩm đạt từ 03 đến 05 sao sẽ được cấp Giấy chứng nhận và có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành (cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận 03 sao, 04 sao, Trung ương cấp Giấy chứng nhận 05 sao).

Các quy trình cụ thể như sau:

a) Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện

Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ tham gia Chương trình OCOP (qua Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện tổ chức đánh giá.

- Các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

b) Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp tỉnh:

Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ cấp huyện (Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá của tỉnh – tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT)

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá của tỉnh – tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT)

- Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức đánh giá.

- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá lần thứ hai của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt ba (03) và bốn (04) sao; tổ chức công bố kết quả.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt năm (05) sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

- Trường hợp Hội đồng cấp trung ương đánh giá có kết quả không đạt yêu cầu (đạt 05 sao), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Giấy chứng nhận phân hạng theo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương.

6. Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP:

Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP do chủ thể thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra. Bao gồm:

TT

Nội dung

Yêu cầu

1

Yêu cầu bắt buộc

 

-

Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm

Theo mẫu biểu số 01, 02 Quyết định 1048/QĐ-TTg

-

Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm

Theo mẫu biểu số 03 Quyết định 1048/QĐ-TTg

-

Giới thiệu bộ máy tổ chức

Theo mẫu biểu số 04 Quyết định 1048/QĐ-TTg

-

Giấy đăng ký kinh doanh

Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)

-

Sản phẩm mẫu

05 đơn vị sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ)

2

Yêu cầu tài liệu minh chứng bổ sung

 

-

Giấy đủ điều kiện sản xuất

Bản sao có công chứng (đối với sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận theo quy định hiện hành)

-

Công bố chất lượng sản phẩm

Bản sao tài liệu, chứng minh chất lượng sản phẩm được công bố

-

Tiêu chuẩn sản phẩm

Bản sao tài liệu, chứng minh tiêu chuẩn sản phẩm được công bố

-

Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố

Bản sao tài liệu, chứng minh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

-

Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm...

Bản sao tài liệu, chứng minh mã, tem, sở hữu thương hiệu...

-

Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi

Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn... chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết

-

Bảo vệ môi trường

Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường

-

Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng

Bản sao tài liệu: chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn

-

Kế toán

Bản sao tài liệu, minh chứng hoạt động kế toán của cơ sở

-

Phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại

Bản sao tài liệu: Hợp đồng, cam kết, xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại...

-

Câu chuyện về sản phẩm

Bản sao tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi âm... minh chứng về câu chuyện của sản phẩm

-

Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất...

Bản sao tài liệu, minh chứng về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất

-

Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế...

Bản sao tài liệu, minh chứng về các thành tích, giải thưởng, bình chọn...

7. Chính sách hỗ trợ của nhà nước

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn xây dựng phương án/dự án sản xuất kinh doanh;

- Hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP, in tem, giấy chứng nhận.

- Hỗ trợ tổ chức thi và đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp hàng năm, trong đó bao gồm chi thuê chuyên gia, vận chuyển và bảo quản sản phẩm dự thi, tổ chức chấm thi, chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, tổ chức công bố kết quả.

          - Lồng ghép hỗ trợ thực hiện trong các chính sách như: liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, v.v..

             
Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Phú- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Phú - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanphu.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang